Lựa chọn ưu tiên trong học tập là gì?
Không riêng gì việc học, hầu hết các công việc trong cuộc sống đều yêu cầu cân bằng nhiều nhiệm vụ, thường có thời hạn và yêu cầu khác nhau. Để học tập và làm việc hiệu quả, điều quan trọng là phải ưu tiên các nhiệm vụ của bạn để không có nhiệm vụ nào bị bỏ quên. Hiểu cách cũng như quy trình để lựa chon ra những ưu tiên là chìa khóa để bạn có thể quản lý thời gian hiệu quả, thiết lập được lịch trình học tập cũng như đưa ra các quyết định học tập phù hợp nhằm đạt được mục tiêu.. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích kỹ năng ưu tiên là gì, liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ưu tiên của chúng, mô tả ma trận ưu tiên hành động và cung cấp các mẹo để cải thiện mức độ ưu tiên của các nhiệm vụ học tập của riêng bạn tại trường.
Khi bắt đầu thực hiện việc quản lý thời
gian bằng cách xây dựng một lịch trình học tập, hầu hết học sinh ban đầu đều rơi
vào hoàn cảnh: quá nhiều nhiệm vụ, quá nhiều môn học, quá nhiều điều cần phải học,
phải làm, trong khi thời gian thì quá hạn hẹp (tổng chỉ khoảng 4 giờ đồng hồ trong
một ngày cho mọi việc mà bạn có thể chủ động). Cảm giác choáng ngợp và khó khăn
khiến nhiều học sinh từ bỏ ngay việc lập kế hoạch quản lý thời gian cũng như xây
dựng lịch trình của mình.
Để sử dụng thời gian dành cho việc học một cách hiệu quả, bạn
cũng phải đảm bảo rằng mình tập trung vào những việc đúng đắn. Nói cách
khác, bạn phải ưu tiên. Bởi vì khi học thì không có giới hạn nào cả. Bạn có thể
cống hiến cả đời mình cho việc học nhưng đến cuối đời, bạn vẫn thấy rằng những
gì bạn đã học chỉ là một giọt nước trong đại dương kiến thức. Vì lý do này, bạn
cần phải có ý thức về những gì bạn tập trung vào. Đó chính là mục tiêu học tập của bạn. Mục tiêu sẽ giúp bạn quyết định mình
tập trung vào đâu. Mục tiêu không có kế hoạch thì chỉ là mơ mộng – kế hoạch không có mục tiêu thì chỉ là một tờ giấy lộn không hơn.
Không nên và không thể lựa chọn ưu tiên trong học tập- nó quá mạo hiểm?
Sẽ có rất nhiều ông bố, bà mẹ thốt lên
như vậy bởi họ có lý của họ, họ có niềm tin của họ và phần nào đó họ đang đại
diện cho xu thế, quan điểm của đám đông hiện nay: trẻ có thể học được mọi thứ với
sự nỗ lực của chúng và của chúng ta. Tất cả các môn học đều quan trọng, không môn
nào là phụ cả. Học giỏi là phải học giỏi toàn diện. Mọi người đều có 24h/ngày,
và con tôi cũng thế nên đứa trẻ khác làm được thì con tôi cũng làm được..
Tất nhiên những quan điểm đó không sai
hoặc chí ít là không hoàn toàn sai, và đó cũng là mong mỏi, kỳ vọng của mỗi bậc
cha mẹ, những người đã đầu tư cả sinh mạng của mình vào vụ cược tương lai này-
con cái của họ. Nhưng hãy bình tâm, xét việc theo những kết quả của nghiên cứu để
quyết định xem. Lựa chọn ưu tiên trong học tập có thực là mạo hiểm.
Kỹ năng ưu tiên là gì?
Kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên là công cụ
bạn sử dụng để quyết định nhiệm vụ nào cần tập trung và hoàn thành trước. Nó cũng
có nghĩa là trong một rừng thông tin ngồn ngọn của các buổi học nhồi nhét,
trong những cuốn sách dày cộp, trong 15-20 cửa sổ của Google Chrome bạn mở ra,
bạn nên hướng sự tập trung cao nhất vào thông tin nào. Ngay cả khi bạn đang
hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ cùng một lúc, việc ưu tiên một nhiệm vụ có
thể có nghĩa là dành cho một trong số chúng nhiều sự chú ý và nỗ lực hơn những
nhiệm vụ khác. Kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên cần tính đến thời gian, phạm vi
công việc, tác động của công việc đó đến mục tiêu dài hạn của bạn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ưu tiên
Việc quyết định những nhiệm vụ nào cần
ưu tiên cần tính đến một số yếu tố. Một số yếu tố liên quan đến thời gian của
nhiệm vụ, trong khi những yếu tố khác liên quan đến tầm quan trọng của việc
hoàn thành chúng hoặc liệu chúng có phải là một phần của chuỗi các nhiệm vụ
khác hay không. Sắp xếp thứ tự ưu tiên không chỉ là một kỹ năng cần có của một
người học hiệu quả mà mà còn là bất kỳ ai trong một cuộc sống đa nhiệm như hiện
nay. Với quan điểm cá nhân tôi, đây cũng là kỹ năng học sinh, sinh viên cần rèn
luyện ngay lúc ày không chỉ cho việc học mà còn để cho cuộc sống thực về sau.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến
cách bạn có thể ưu tiên các nhiệm vụ (môn học/nội dung học):
Tầm quan trọng/tác động của nhiệm vụ: Việc cân nhắc đầu tiên về mức độ ưu
tiên của nhiệm vụ là tầm quan trọng của việc hoàn thành hoặc mức độ ảnh hưởng của
việc hoàn thành nhiệm vụ đó đối với việc học nói chung. Nếu một nhiệm vụ có tác
động đáng kể thì có lẽ nó đáng được ưu tiên. Lấy ví dụ: Môn Toán có ảnh hưởng đến
một laotj các môn học khác như Lý, Hóa, Sinh, Tin học… nên có lẽ nó nên được ưu
tiên.
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: Điểm này có vẻ hiển nhiên, nhưng yếu tố
chính ảnh hưởng đến mức độ ưu tiên của nhiệm vụ là thời gian hoàn thành chúng.
Ưu tiên các nhiệm vụ yêu cầu hoàn thành sớm hơn những nhiệm vụ khác là một dấu
hiệu rõ ràng rằng bạn có thể ưu tiên chúng trong hàng nhiệm vụ của mình. Nếu toán
1 học kỳ thi 1 lần còn ngôn ngữ anh mỗi 2 tuần kiểm tra 1 lần, bạn biết mình cần
ưu tiên cái gì trong hiện tại.
Một nhiệm vụ cần bao nhiêu nỗ lực: Những nhiệm vụ đòi hỏi ít nỗ lực hơn
nhưng lại tạo ra tác động tương tự đến kết quả chung có thể đáng được ưu tiên để
đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian ngắn hơn. Nếu một nhiệm vụ đòi hỏi
nhiều nỗ lực hơn nhưng không cần thiết đối với kết quả chung thì có thể có những
cách tốt hơn để sử dụng nguồn lực và thời gian của bạn. Ví dụ nếu bạn chỉ cần một
chút nỗ lực, môn Kỹ thuật có thể cải thiện điểm tổng kết chung trong khi phải nỗ
lực rất nhiều để hoàn thành môn âm nhạc nhưng nó lại không được tính điểm. Hay
suy nghĩ ưu tiên nếu bạn đang cần thời gian.
Trình tự nhiệm vụ: Khi bạn chỉ có thể bắt đầu một nhiệm vụ
sau khi một nhiệm vụ khác đã hoàn thành, điều quan trọng là phải ưu tiên nhiệm
vụ chính đó. Điều này có thể có nghĩa là bạn phải dồn 100% nỗ lực vào nhiệm vụ
đầu tiên để tiến hành toàn bộ quá trình nhanh hơn. Ví dụ nếu bạn chưa hoàn thành
ngôn ngữ Anh ở mức độ A, bạn không thể tiếp tục nó theo các bạn ở mức độ B, bạn
phải ưu tiên để hoàn thành nó
Vì có nhiều yếu tố ảnh huwỏng đến quyết định
ưu tiên của bạn, nên nếu quá phức tạp và khó khăn, hãy tham khảo phụ lục bài viết
này về cách dùng ma trận ưu tiên, ở cuối bài viết.
Ưu tiên trong 1 nhiệm vụ cụ thể. Cách hướng sự tập trung trong khi học một môn cụ thể hay 1 bài giảng cụ thể
1. Học nhiều có đồng nghĩa với học được nhiều và thời gian có bằng hiệu suất??
Câu trả lời là không! Học nhiều thời gian không luôn có nghĩa
là bạn học được nhiều hơn hay nói cách khác thời gian và hiệu suất không là một
Đầu tiên, bạn cần xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng dành nhiều thời
gian đồng nghĩa với việc làm được nhiều việc. Một nghiên cứu của Giáo sư Stanley Eisenstat theo dõi trên sinh viên của mình xem mỗi học sinh dành bao lâu để làm bài tập. Sau đó,
ông so sánh thời gian mà mỗi học sinh dành cho số điểm họ đạt được. Bạn nghĩ
anh ấy đã tìm thấy gì? Điều thú vị là ông không tìm thấy mối tương quan giữa điểm
số và thời lượng học. Một số học sinh dành nhiều thời gian mà vẫn đạt điểm kém,
trong khi những học sinh khác học ít hơn đáng kể và đạt điểm cao nhất. Trên thực
tế, học sinh giỏi nhất vượt xa học sinh kém hiệu quả nhất với hệ số 10:1. Việc
mà học sinh kém hiệu quả nhất mất 10 giờ thì học sinh hiệu quả nhất có thể hoàn
thành trong một giờ.
Bản thân tôi đã nhìn thấy mô hình chính xác đó nhiều lần. Quá
nhiều học sinh đến trường với mong muốn và động lực học tập tốt nhưng lại không
tự hỏi làm cách nào để đạt được kết quả tốt một cách hiệu quả nhất. Họ chỉ bắt
đầu và chờ đợi điều gì sẽ xảy ra, thường dành nhiều giờ học tập trong đó họ tập
trung vào nội dung sai hoặc sử dụng các chiến lược học tập không hiệu quả hoặc
cả hai. Bí quyết là hãy làm việc thông minh, không chỉ là chăm chỉ.
2. Nguyên tắc 80/20
Nguyên lý 80/20 phát biểu rằng 80% kết quả chỉ đến từ 20% những
gì chúng ta làm. Điều thú vị là nguyên lý 80/20 dường như đúng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Ví dụ, Microsoft từng báo cáo rằng 80% các sự cố của Windows là
do 20% các lỗi đã biết trong Windows. Thông tin chi tiết này đã giúp Microsoft
làm việc hiệu quả hơn vì giờ đây họ đã biết những lỗi nào họ nên ưu tiên khắc
phục. Trong kinh doanh, người ta thường nói 80% doanh thu chỉ đến từ 20% khách
hàng. Do đó, các công ty làm việc chăm chỉ để xác định những khách hàng có tác
động lớn này và đảm bảo rằng họ hài lòng. Ví dụ, các phân tích đã chỉ ra rằng
100 từ chiếm một nửa tổng số văn bản viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn có thể hiểu
được 100 từ này, bạn có thể hiểu được một nửa số từ bạn đọc bằng tiếng Anh. Tất nhiên nếu chúng ta đủ thời gian, đủ nguồn lực và bộ nhớ ngắn hạn của
chúng ta to như bộ nhớ dài hạn, chúng ta sẽ tập trung cả 100%. Vấn đề là thời gian có hạn, bộ nhớ có hạn và
khả năng tập trung cũng có hạn, chúng ta phải tận dụng nó hiệu quả nhất và việc tập trung vào những điều quan trọng nhất là một chiến lược
tốt hơn nhiều.
Vì vậy, hãy ghi nhớ nguyên tắc 80/20 khi bạn bước chân vào lớp, tham gia một buổi giảng,
quyết định cách chuẩn bị nghe giảng, luyện tập cho bài kiểm tra và
thành công trong một môn học. Xác định các hoạt động sẽ mang lại kết quả lớn nhất.
Để là được điều đó hãy đọc kỹ 2 mục nhỏ
dưới đây:
(mục 1) phát hiện và bẻ mã môn học
Mỗi khóa học đều có nội dung và điều kiện tiên quyết riêng để
thành công. Đó chính là mã khóa mà
bạn cần phát hiện ra và bẻ nó. Một số giáo viên sẽ để nó ở phần tóm tắt cuối bài
Powerpoint của mình, một số khác đăt ở mục tiêu, một số khác đặt ở mục lục. Bạn
cần phải nhận ra nó, đó là các quy tắc bất
thành văn để thành công trong khóa học. Ở một số lớp, sách giáo khoa chứa đựng
tài liệu khóa học cốt lõi thực tế. Tương tự, trong một số khóa học, tất cả nội
dung được trình bày—bất kể hình thức nào—đều có tầm quan trọng như nhau, trong
khi ở những khóa học khác, một số nội dung quan trọng hơn đáng kể so với những
nội dung khác. Trong một số khóa học, chi tiết là cần thiết, trong khi ở những
khóa học khác, chỉ những ý tưởng lớn mới thực sự được tính đến.
Một số khóa học tập trung nhiều vào lý thuyết, số khác tập trung
vào việc áp dụng lý thuyết đó. Một số khóa học đơn giản và đòi hỏi ít nỗ lực;
những người khác cần nhiều lao động.
Bạn cần phải
nhận ra nó bằng trực giác, bằng sự đồng cảm hay bằng cách bào đó? Bạn 'bẻ khóa' hoặc hiểu các quy tắc bất thành văn của khóa học
càng sớm thì bạn càng sớm có thể tập trung vào những điều đúng đắn và lên kế hoạch
thời gian cho phù hợp. Đây là cách thực hiện:
- Đọc kỹ các
tài liệu mô tả khóa học và cách chấm điểm khóa học, bao gồm cả mọi hàng in nhỏ, in nghiêng, hay có những định
dạng khác thường.
- Hãy lắng
nghe kỹ càng khi giáo viên nói về cách thức hoạt động của khóa học - nhiều học
viên không chú ý nhiều đến phần này và đó là một sai lầm lớn. Nói chuyện với
giáo viên và hỏi bạn nên tiếp cận khóa học như thế nào để đạt kết quả tốt.
- Nghiên cứu
các bài kiểm tra trước để hiểu những gì đang được kiểm tra và làm thế nào. Nói
chuyện với những sinh viên lớn tuổi đã từng tham gia khóa học tương tự trước
đây và xin lời khuyên của họ để học tốt.
(mục 2) Xây dựng chiến lược của bạn
Sau khi bạn thực sự hiểu cách thức hoạt động của một khóa học nhất
định, đã đến lúc xây dựng chiến lược cho bạn. Bạn sẽ tập trung vào điều gì? Bạn
sẽ tiếp cận khóa học này như thế nào? Bạn sẽ phân bổ bao nhiêu thời gian cho nó
so với các lớp học và hoạt động khác? Bạn sẽ đọc sách giáo khoa trước hay sau
giờ học hay không đọc gì cả? Vì thời gian là khan hiếm và bạn thường không có đủ
thời gian cho mọi việc mình dự định, nên bạn nên ưu tiên một cách nghiêm ngặt.
Làm những việc quan trọng nhất (việc cần làm) trước tiên. Sau đó làm phần còn lại
(điều 'rất tốt để làm').
(mục 3) Thường xuyên xem lại chiến lược của bạn
Bởi vì rất dễ đi chệch hướng hoặc chậm tiến độ, điều quan trọng
là bạn phải thường xuyên tự hỏi bản thân xem liệu bạn có đang tập trung vào những
điều đúng đắn hay không. Bạn đã thực sự bẻ khóa được mã của lớp chưa? Bạn đã lắng
nghe thông tin mới và điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp chưa? Bạn có
đang ưu tiên đúng cách? Hãy nghĩ theo cách này: Nếu bạn chỉ có một nửa thời
gian, bạn vẫn làm những việc tương tự, theo cùng một thứ tự chứ? Nói cách khác,
kế hoạch của bạn không nên cố định. Những kế hoạch tốt nhất là những kế hoạch
giúp bạn thích ứng tốt với những thay đổi, thất bại bất ngờ và thông tin mới.
Bạn phải ưu tiên – tóm tắt ngắn gọn
Những gì bạn cần biết:
Bạn không có thời gian để làm mọi thứ. Hãy tìm ra điều gì quan
trọng nhất và tập trung vào đó.
Bạn cần gì để làm:
Biết các yếu tố quyết định đến ưu tiên
Biết cách sử dụng ma trận
Giải mã: Hiểu điều gì là quan trọng để thành công trong mỗi khóa học.
Chú ý đến thông tin do giáo viên cung cấp, đặt câu hỏi làm rõ và xem lại các
bài kiểm tra trước đây.
Tạo chiến lược: Xác định những gì bạn sẽ tập trung vào và cách bạn sẽ tiếp cận
khóa học này.
Comments
Post a Comment
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây